Tay súng bá đạo - Clip Shock - Bán siêu chuẩn - Bắn súng như hack
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Hướng dẫn cách chơi Shen trong Liên minh huyền thoại
Hướng dẫn cách chơi Shen trong Liên minh huyền thoại.Hướng dẫn cách lên đồ cho Shen trong Liên minh huyền thoại.Hướng dẫn cách chơi và lên đồ Shen trong Liên minh huyền thoại
Trong các giải đấu gần đây, dường như Shen luôn xuất hiện trong danh sách cấm hoặc chọn của bất kì trận đấu nào. Điều đó chứng minh bất kì đội tuyển nào cũng muốn lựa chọn được chàng ninja này và cấm không cho đối phương sử dụng. Vậy, đâu là lí do?
Bộ kĩ năng Shen trong Liên minh huyền thoại
Ki Strike (nội tại): mỗi 9 giây, cú đánh của Shen lại gây thêm 4 + (6 x cấp độ) + (10% máu cộng thêm) sát thương phép thuật đồng thời hồi lại 10/20/30 nội năng. Mỗi cú đánh thường của Shen giảm thời gian hồi Ki Strike đi 1.5 giây.
Đây là lí do tại sao Shen trở nên khá mạnh khi có một lượng máu tương đối, nó gần giống như có thêm một đồ mini-Atma's Impaler vậy. Với bộ đá bổ trợ và bảng bổ trợ hợp lí, Ki Strike có thể gây ra khoảng 20 sát thương ở cấp độ 1 và 200 sát thương ở cấp độ 18 với vài trang bị tăng máu. Đây cũng là kĩ năng khiến cho Shen có thể được sử dụng ở vị trí farm rừng một cách khá hiệu quả.
Vorpal Blade: Shen phi một mũi kiếm đến đối phương, gây sát thương và ám bùa hắn trong 5 giây. Shen và đồng đội được hồi lại máu khi tấn công đối phương đang bị ếm bùa.
Vorpal Blade là kĩ năng quấy rối chủ yêu của Shen khi mà chàng ninja này sử dụng hệ thống nội năng thay vì năng lượng. Một điều thú vị khác là lượng máu hồi lại được tính trên số máu tối đa của Shen, và đồng đội của anh ta cũng được hưởng lợi từ chỉ số này. Kĩ năng này thường được max đầu tiên.
Feint: tạo một lớp giáp cho Shen trong 3 giây hoặc đến khi bị phá hủy. Khi Feint đang hoạt động, đòn tấn công của Shen giảm thời gian hồi của Ki Strike đi 3 giây thay vì 1.5 giây.
Trước khi có thêm tác dụng giảm thời gian hồi của Ki Strike, Feint không thực sự có hiệu quả đối với Shen, tuy nhiên khả năng giảm thời gian hồi của Ki Strike là thực sự đáng kể khi Ki Strike mất đến 9 giây để sẵn sàng. Feint giờ đây không chỉ tăng khả năng phòng ngự mà còn tăng cường sức tấn công của chiến binh này.
Với 40% giảm thời gian hồi chiêu, thời gian hồi của Feint chỉ còn 3 giây và điều đó đồng nghĩa với việc chàng ninja luôn mang trên mình một lớp giáp vững chắc.
Shadow Dash: Shen lao về phía trước và ép tất cả những chiến binh đối phương chạm phải tấn công mình. Trong thời gian đó, sát thương vật lí của những mục tiêu bị ép buộc chỉ còn 50% và Shen được hồi 40 nội năng cho mỗi mục tiêu chạm phải.
Shadow Dash là kĩ năng cực hiệu quả trong các trận đụng độ khi Shen có thể hoàn toàn bảo vệ đồng đội bằng những cú lướt chính xác, đồng thời trong giai đoạn đầu game, Shen cũng rất khó bị gank khi anh hoàn toàn có khả năng phi ngược về phía trụ của mình.
Vấn đề lớn nhất là kĩ năng này tiêu tốn nội năng tương đối nhiều, đến hơn một nửa nội năng tối đa của Shen nhưng khi sử dụng trúng 2-3 chiến binh đối phương, chúng ta hoàn toàn có lãi.
Stand United: Shen niệm chú trong 3 giây và tạo giáp bảo hộ cho một đồng đội trên bản đồ. Sau 3 giây, Shen hóa thân đến bên cạnh đồng đội đó cùng chiến đấu.
Stand United là lí do chính tại sao các đội mạnh đều muốn sở hữu Shen. Kĩ năng này có rất nhiều tác dụng: push lẻ, chạy trốn, bảo vệ đồng đội, tập trung vào đội...
Đá/bảng bổ trợ - Shen
Shen thường được sử dụng ở đường trên, do vậy bảng bổ trợ hợp lí cho chiến binh này nên là 9/21/0 hoặc 0/21/9.
Bảng bổ trợ 9/21/0.
Bảng bổ trợ 0/21/9.
Với bảng bổ trợ như thế này, Shen được tối ưu hóa lượng máu và khả năng phòng thủ của mình cũng như có thêm một chút sát thương với khả năng đánh xuyên phép.
Với đá bổ trợ, mình xin đưa ra một gợi ý cho bạn đọc:
- Đỏ: xuyên kháng phép/tốc độ tấn công.
- Vàng: giáp vật lí.
- Xanh: giảm thời gian hồi chiêu/kháng phép.
- Tím: máu/tốc độ di chuyển/xuyên phép.
Ở vị trí farm rừng, Shen sử dụng đá bổ trợ hơi khác một chút nhưng vai trò này không quá phổ biến bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng gank thành công các đường khác. Trong trường hợp tổ chức gank không tốt, Shen với khả năng dọn dẹp quái khá chậm sẽ dễ dàng bị đối phương bỏ xa vê cấp độ cũng như trang bị và phần nào trở thành gánh nặng của đồng đội.
Trang bị cho Shen
Shen là một chiến binh hiếm hoi có thể lên các đồ phòng thủ để tăng cường khả năng tấn công của mình, cụ thể là dựa vào Ki Strike. Ngoài ra, lên một chút sức mạnh phép thuật cũng có thể tăng hiệu quả của Stand United khá tốt bởi kĩ năng này có tỉ lệ cộng thêm từ sức mạnh phép thuật lên tới 1.5 lần. Hãy điểm qua một số trang bị hợp lí cho chàng ninja.
Mercury Treads / Ninja Tabi: trong khi Mercury Treads được dùng để đối đầu với những đội có nhiều chưởng phép và khả năng vô hiệu hóa, Ninja Tabi lại được sử dụng khi đối phương thiên về sức tấn công vật lí.
Heart of Gold: tăng cho Shen 250 máu, tức là thêm 25 sát thương vào Ki Strike cũng như khả năng tăng tiền qua mỗi giây,
Sunfire Cape: khi đối phương ở đường trên là một chiến binh gây sát thương vật lí thì Sunfire Cape là một trang bị hoàn toàn hợp lí. Vừa tăng máu, vừa tăng giáp, chiếc áo choàng lửa này còn giúp Shen đẩy trụ cực kì nhanh.
Abyssal Scepter: trong trường hợp đối phương sử dụng double AP với một pháp sư ở đường trên như Kennen, Swain, Mordekaiser... Abssal Scepter tăng cường khả năng chống phép cho Shen đồng thời mang lại 70 sức mạnh phép thuật, một con số không nhỏ. Khả năng trừ kháng phép của những kẻ địch ở gần cũng là một thế mạnh của chiếc gậy đầu lâu.
Wit's End: tốc độ tấn công cũng khá quan trọng với Shen khi thời gian hồi của Ki Strike được giảm qua những đòn đánh tay. Wit's End là một trang bị công thủ toàn diện và với thanh kiếm xanh này, chắc chắn Shen sẽ đánh ra Ki Strike... liên tục.
Atma's Impaler: với khả năng chuyển hóa 2% máu tối đa thành sát thương, Atma's Impaler sẽ khiến những cú Ki Strike của Shen đau thấu trời.
Guardian's Angel: sống dai không bao giờ là xấu cả, đồng thời sau khi hồi sinh, Shen có thể sử dụng Shadow
Dash để thoát vòng nguy hiểm.
Ngoài ra, người chơi còn có thể có những sự lựa chọn khác tùy theo tình huống như Thornmail, Force of Nature hay Trinity Force. Có rất nhiều cách biến hóa với chàng ninja này, các bạn nên thử nhiều cách để tìm ra trang bị phù hợp nhất cho mình.
Tướng đối đầu với Shen
Yorick: Vốn là một lựa chọn cực kì khó chịu ở đường trên, Yorick gần như có thể đì đọt bất kì đối thủ nào. Lưu ý là chỉ trong giai đoạn trụ lane thôi nhé.
Udyr: Đã lâu không xuất hiện ở đường trên nhưng Udyr vẫn là một đối thủ đáng gờm. Khả năng gây sát thương cực mạnh từ Hổ Quyền, giáp từ Rùa Quyền cùng khả năng gây choáng để chặn ultimate của Shen từ Gấu Quyền là tất cả những gì cần thiết.
Akali: Nữ ninja này đang xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây và có phần ngang ngửa thậm chí nhỉnh hơn Shen chút ít. Tàng hình của Akali có thể né Shadow Dash của Shen còn Mark of the Assassins giúp cho cô nàng này luôn thắng trong những lần trao đổi chiêu thức. Điểm yếu nhất của Akali có lẽ là không có khả năng ngăn chặn ultimate của Shen.
Olaf: Ngoài có khả năng phục hồi đáng kể, Olaf còn có thể gây đến 340 sát thương chuẩn với một cú bổ Reckless Swing. Chiêu cuối Ragnarok cũng có thể giúp cho chiến binh Barbarian này thoát khỏi Shadow Dash của Shen.
Tuy nhiên, cuộc chiến ở đường trên còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cũng như kinh nghiệm của mỗi người. Do vậy các bạn cũng có thể tự chọn cho mình những chiến binh phù hợp nhất. Hi vọng với bài viết này, các bạn đã có cái nhìn tổng quát về cách sử dụng Shen ở đường trên cũng như kinh nghiệm để đối phó nếu đối phương sử dụng chiến binh mạnh mẽ này.
Cách lên đồ cho các tướng chủ lực vật lý Liên Minh Huyền Thoại
Cách lên đồ cho các tướng chủ lực vật lý Liên Minh Huyền Thoại. Lên đồ cho các chủ lực vật lý trong Liên Minh Huyền Thoại như thế nào . Làm sao để lên đồ cho chủ lực vật lý trong Liên Minh Huyền Thoại để mạnh nhất
Mỗi tướng trong Liên Minh Huyền Thoại lại có một cách lên đồ để có thể tối đa hóa sức mạnh.
Trong Liên Minh Huyền Thoại có rất nhiều các trang bị dành cho việc gây sát thương vật lí, 6 ô đồ sẽ là không đủ và các vị tướng chủ lực phải đưa ra những lựa chọn chính xác nhất cho bản thân. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát về vấn đề vị tướng nào thì nên lựa chọn trang bị nào trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại.
Không chỉ cần gia tăng sát thương vật lí của bản thân, các vị tướng chủ lực còn cần phải tập trung vào các chỉ số khác như tốc độ tấn công, khả năng xuyên giáp và khả năng chí mạng. Yếu tố có sức chi phối việc phân bổ các chỉ số theo từng trang bị này chính là bộ kĩ năng của các vị tướng chủ lực. Tại sao?
- Với các vị tướng có ít kĩ năng tấn công và chủ yếu tập trung vào các đòn tấn công cơ bản như Ashe, Miss Fortune… cả 4 chỉ số nói trên đều quan trọng bởi những chỉ số này tác động trực tiếp đến những đòn đánh tay của các vị tướng.
- Với các vị tướng có sẵn các kĩ năng tăng tốc độ tấn công như Sivir, Draven… chúng ta có thể giảm bớt lượng trang bị gia tăng chỉ số này và tăng cường thêm vào chí mạng, sát thương vật lí hoặc xuyên giáp.
- Với các vị tướng sở hữu nhiều kĩ năng tấn công cùng tỉ lệ sát thương cộng thêm cao như Ezreal, Caitlyn… sát thương vật lí lại là chỉ số quan trọng nhất.
- Với những vị tướng có các kĩ năng cần tốc độ đánh cao như Vayne, Kog’Maw… hãy mua nhiều hơn những trang bị gia tăng tốc đánh so với các vị tướng thông thường.
Từ những thông tin trên, chúng ta có bảng phân bố sau (lưu ý: 1 tướng có thể thuộc nhiều thể loại):
- Những tướng có kĩ năng gây sát thương lớn (theo sát thương vật lí): Caitlyn, Ezreal, Graves, Sivir, Varus, Quinn, Urgot.
- Những tướng có sẵn kĩ năng gia tăng tốc độ tấn công: Varus, Sivir, Graves, Miss Fortune, Kog’Maw, Tristana, Ezreal, Quinn, Draven, Twitch.
- Những tướng cần tốc độ tấn công/tỉ lệ chí mạng cao: Vayne, Kog’Maw, Twitcht, Caitlyn.
Lựa chọn trang bị cho các tướng chủ lực vật lý Liên Minh Huyền Thoại
Hãy tham khảo bảng phân bố sau về các trang bị cho tướng chủ lực và những chỉ số mà trang bị đó mang lại:
- Sát thương vật lí: Vô Cực Kiếm, Cung Xanh, Huyết Kiếm, Rìu Đen, Gươm Của Vua Vô Danh.
- Tốc độ tấn công: Ma Vũ Song Kiếm, Dao Điện Statikk, Gươm Của Vua Vô Danh, Tam Hợp Kiếm.
- Tỉ lệ chí mạng: Ma Vũ Song Kiếm, Dao Điện Statikk, Tam Hợp Kiếm, Vô Cực Kiếm.
- Khả năng xuyên giáp: Cung Xanh, Rìu Đen.
Từ đây, chúng ta đã có một hình dung nhất định về việc trang bị nào sẽ phù hợp với tướng nào.
Lấy một ví dụ đơn giản như Caitlyn: Caitlyn cần sát thương để gia tăng sức mạnh cho các kĩ năng cũng như tốc độ tấn công và tỉ lệ chí mạng. Chúng ta có thể lựa chọn các trang bị từ dòng sát thương vật lí/tốc độ tấn công/tỉ lệ chí mạng cho vị tướng này.
Những trang bị tăng khả năng xuyên giáp sẽ được ưu tiên sau cùng. Ngoài ra, với những vị tướng không xuất hiện trong danh sách tướng phía trên, hãy phân bố đồng đều cả 4 chỉ số để mang lại hiệu quả cao nhất ở vị trí tướng chủ lực.
Còn bạn thì sao? Bạn chọn cho tướng chủ lực vật lý của mình những trang bị nào? Hãy comment bên dưới để chia sẻ kinh nghiệm của bạn
Vai trò của các tướng trong liên minh huyền thoại
Vai trò của các tướng trong liên minh huyền thoại. Làm sao để biết tướng mình có phải là tướng chính trong trận đấu.Làm sao để biết tướng mình có nhiệm vụ gì trong trận đấu. Làm sao để biết tướng mình lên đi đường nào và phối hợp với tướng nào hãy cùng đọc và tìm hiểu ngay thôi
Vai trò của các tướng trong liên minh huyền thoại
*Các thuật ngữ cơ bản có sử dụng trong bài viết:
Farm: Hành động tiêu diệt quái vật để kiếm tiền.
Gank: Hành động tổ chức đi tiêu diệt tướng địch.
1. Pháp sư đường giữa (Mage/AP Carry)
- Đặc điểm: Là linh hồn của chiến trận, có khả năng gây hàng ngàn sát thương phép lên một hay nhiều mục tiêu. Chiêu cuối (R) của họ thường là một chiêu gây sát thương trên một vùng rộng. Pháp sư thường được ưu tiên đi đường giữa để lên cấp nhanh nhất có thể và được hưởng bùa Xanh.
- Các pháp sư thích hợp cho người mới: Annie, Ryze
2. Đấu sĩ (Bruiser/Fighter)
- Đặc điểm: Máu tương đối nhiều, sát thương cao, đa số là các tướng cận chiến (trừ Urgot, Vladimir và Jayce). Các đấu sĩ luôn phải tìm cách thâm nhập vào sâu trong combat và xả các chiêu thức của mình để rút máu các tướng quan trọng bên phía đối phương. Đôi khi, Đấu sĩ đảm nhiệm thêm cả vai trò Đỡ đòn trong đội hoặc Hỗ trợ cho tướng Chủ lực
- Các đấu sĩ thích hợp cho người mới: Malphite, Nunu
3. Sát thủ (Assassin)
- Có hai loại: Sát thủ Phép và Sát thủ Vật lí (đặt theo loại sát thương chúng gây ra chủ yếu).
- Đặc điểm: Có thể nhanh chóng tiêu diệt một tướng yếu ớt bằng lượng sốc-sát thương tiềm năng. Trong 4 chiêu thức của các sát thủ thì thông thường, có đến 3 chiêu chỉ tập trung lên một mục tiêu. Các Sát thủ đều sở hữu kĩ năng rút ngắn khoảng cách hoặc tàng hình.
- Lưu ý: Một số Sát thủ như Lee Sin, Nocturne hay Irelia có thể lên đồ cho trâu bò một chút (giống như đấu sĩ) vì lượng sát thương chúng gây ra kể cả khi không có đồ đã rất cao rồi.
- Các sát thủ thích hợp cho người mới: Evelynn, Katarina, Xin Zhao
4. Chủ lực (AD Carry)
- Đặc điểm: Sở hữu các chiêu thức tăng sát thương, tăng tốc độ tấn công, … khiến cho chúng tấn công bình thường mạnh hơn nhiều lần phép thuật. Là vai trò mang tính quyết định ở giai đoạn cuối trận đấu và thường được farm, bảo kê ở giai đoạn đầu. Các tướng Chủ lực đặc biệt mỏng manh, dễ chết và luôn là mục tiêu bị nhắm tới bởi kẻ địch.
- Các tướng Chủ lực thích hợp cho người mới: Ashe, Sivir
5. Hỗ trợ (Supporter)
- Đặc điểm: Sở hữu các chiêu thức hồi phục, tạo lá chắn hoặc tăng chỉ số (sát thương, tốc độ) cho đồng minh. Các tướng Hỗ trợ thường phải cắm mắt cho cả đội và nhường farm cho tướng Chủ lực, tuy nhiên đừng lo, vì các tướng này rất ít phụ thuộc vào trang bị. Ở đường đi, các tướng Hỗ trợ phải đảm bảo rằng tướng Chủ lực bên mình luôn được bảo vệ cẩn thận, farm tốt và không bị kẻ địch quấy rối.
- Các tướng Hỗ trợ thích hợp cho người mới: Soraka, Sona,
- Lưu ý: Blitzcrank, Leona hoặc Nunu dù là Đấu sĩ nhưng chúng vẫn có thể Hỗ trợ bằng cách đi cùng tướng Chủ lực để tạo ra một lane chủ động và lấy việc tiêu diệt tướng địch làm trọng tâm.
6. Đi rừng (Jungler)
- Đặc điểm: Sở hữu kĩ năng dọn quái nhanh chóng, gank cũng tốt và quan trọng nhất là có khả năng hồi phục khi farm rừng. Tướng đi rừng ngoài việc farm còn phải ra ngoài để hỗ trợ gank các đường khác, đôi khi là thâm nhập vào rừng kẻ địch và quấy rối “Người rừng” của họ.
- Các tướng Đi rừng thích hợp cho người mới: Warwick, Sejuani, Fiddlestick
7. Đỡ đòn (Tanker)
- Đặc điểm: Máu nhiều, giáp và kháng phép đều rất cao. Các tướng Đỡ đòn thường là người đi đầu trong combat, người quyết định chiến đấu ở đâu và khi nào. Họ luôn có chiêu thức quấy rối kẻ địch rất khó chịu.
- Các tướng Đỡ đòn thích hợp cho người mới: Maokai, Alistar,
Lưu ý thêm: Một tướng có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò. Ví dụ: Master Yi vừa đi rừng nhưng lên đồ như một sát thủ Phép hoặc Vật lí, hay Ahri vừa là Pháp sư, vừa là Sát thủ. Alistar vừa Đi rừng, vừa là Đỡ đòn, ...
Đường đi thích hợp cho mỗi vai trò
Trước hết, ta cần biết một đội hình thế nào là đẹp. Theo phong cách chơi đương thời thì:
- Một Đấu sĩ, Sát thủ Vật lí, Đỡ đòn hoặc Pháp sư đi đường trên.
- Một Pháp sư hoặc Sát thủ Phép đi đường giữa.
- Một Đấu sĩ, Sát thủ Vật Lí hoặc Đỡ đòn đi rừng.
- Một tướng Chủ lực đi đường dưới.
- Một tướng Hỗ trợ đi đường dưới. Hãy luôn đảm bảo rằng mình sẽ chọn được đúng hoặc tương đối theo như đội hình chuẩn ở trên. Nếu như đội bạn còn thiếu vị trí nào, bạn cần là người chủ động chọn vị trí thiếu sót đó.
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013
Hướng dẫn cách chơi và lên đồ Garen trong Liên minh huyền thoại
Hướng dẫn cách chơi Garen trong Liên minh huyền thoại - Tìm hiểu các kỹ năng của Garen - Cách tăng kỹ năng cho Garen - Cách lên đồ cho Garen - Cách tăng kỹ năng phù hợp cho Garen
Garen một chiến binh đặc biệt của LMHT. Một trong số ít các tướng “miễn phí”, không mất một chút gì khi sử dụng các kĩ năng mà chỉ phụ thuộc vào thời gian hồi chiêu. Gây sát thương rất lớn ở đầu game và giữa game. Về cuối game có thể đảm nhận vai trò của một off-tank. Với thanh gươm Công lý của Demacia, Garen luôn làm cho kẻ địch khiếp sợ khi đối đầu với mình. Đặc biệt sau khi remake lại ở phiên bản vừa rồi, Garen đã trở lại mạnh mẽ hơn trước đây rất nhiều. Bạn muốn biết?
Những kĩ năng của Garen
Bền Bỉ (Bẩm sinh): Garen hồi phục lượng máu bằng 0.5% tổng số máu của anh nếu Garen không bị đánh trong 9 giây. Một kĩ năng bẩm sinh giúp Garen có thể bám lane rất tốt nhưng vô dụng trong khi giao chiến. Cực kì có lợi lúc đầu game khi việc ở lại lane càng lâu càng có lợi.
Đòn Quyết Định (Q): Đòn đánh kế tiếp của Garen tấn công vị trí chí mạng của kẻ địch, gây thêm sát thương vật lí và cấm phép đối phương trong 2,5 giây. Khi sử dụng, Garen được gia tăng tốc độ di chuyển trong một thời gian ngắn. Khi kích hoạt, Garen xóa mọi debuff slow trên bản thân. Kĩ năng này gây một lượng sát thương lớn với tỉ lệ cộng từ sát thương lớn. Cấm phép 2,5 giây là rất lâu trong game. Thêm vào đó, lượng tốc độ di chuyển tăng khá cao giúp việc Garen áp sát đối phương dễ dàng hơn. Farm, harras đều tốt và đặc biệt có thể gây sát thương chí mạng.
Lòng Dũng Cảm (W):
Bị động : Garen tăng lượng giáp và kháng phép của mình lên 20 %.
Kích hoạt: Garen tạo ra một lớp khiên bảo vệ, giảm lượng sát thương nhận vào và thời gian chịu các hiệu ứng bất lợi trong một thời gian. Kĩ năng giúp Garen tăng cường sự cứng cáp của mình. Với lượng giảm sát thương rất cao và thời gian hiệu ứng lên tận 6 giây. Kĩ năng này giúp Garen không phải là thuần tank nhưng có thể sống sót ngang với tanker trong một combat.
Phán Quyết (E): Garen xoay thanh kiếm quanh mình, gây sát thương vật lí xung quanh mỗi 0.5 giây trong 3 giây. Gây ra 75% sát thương với quái và có thể gây ra sát thương chí mạng trong khi đang thực hiện. Garen có thể đi xuyên qua các unit nhưng sẽ bị giảm 20% tốc độ di chuyển. Kĩ năng đem lại tên tuổi cho Garen “Spin to Win”. Lượng sát thương lớn,tổng cộng 6 lần gây sát thương nếu lĩnh đủ. Sát thương cộng thêm vào cao. Đã vậy có khả năng gây ra sát thương chí mạng. Đây là kĩ năng gây sát thương cực lớn ở đầu game. Giúp bạn rút máu kẻ địch 1 cách nhanh chóng.
Công Lí Demacia (Chiêu cuối) (R)
Garen triệu hồi sức mạnh công lý của Demacia để tung một cú đánh kết liễu lên một tướng địch gây sát thương dựa trên số máu mục tiêu đã tổn thất.Kĩ năng kết thúc của Garen.Không có gì nhiều đáng để bình luận ngoại trừ việc đây là kĩ năng sát thương phép nhưng tỉ lệ sát thương phép là 0 do đó đừng có mua đồ phép mà hy vọng nó gia tăng sát thương cho kĩ năng này. Sát thương gây ra bị giảm bởi kháng phép của đối phương lên thường khoảng còn 1/5 máu thì sẽ được đi đếm số.
Video hướng dẫn chơi - lên đồ Garen - Sức Mạnh Của Demacia
Đá bổ trợ và bảng bổ trợ - Garen
Đá bổ trợ:
Có rất nhiều cách để đá bổ trợ cho Garen nhưng tôi giới thiệu với các bạn 2 cách sử dụng phổ biến sau:
- Đỏ: sát thương vật lí (0.95) hoặc trừ giáp( 1.66).
- Vàng: giáp vật lí (1.4).
- Xanh: 9 đá kháng phép (1.34). Nếu bạn chọn sát thương vật lí thì 8 kháng phép và 1 đá sát thương vật lí (0.28).
- Tím: sát thương vật lí (2.25) hoặc trừ giáp (3.33).
Bảng bổ trợ
Garen vừa có thể xây dựng theo 2 đường:
Cách 1
Với cách này, bạn cộng khá nhiều điểm vào bảng Thủ, vì thế bạn có thể an tâm lên các trang bị tăng sức tấn công mà không cần quá lo lắng về việc phải dồn tiền mua các trang bị chỉ tăng thêm các chỉ số phòng thủ.
Do đó, cách lên bảng bổ trợ này sẽ thích hợp với những trang bị như Kiếm Răng Cưa – Chùy Gai Malmortius, Búa Gỗ - Búa Băng, Gậy Hung Ác – Rìu Đen, Trường Thương Atma.
Cách 2
Tìm hiểu về ngọc - bảng bổ trợ của hai tướng cực hot Garen và Darius 9
Còn nếu bạn muốn mình có thể tả xung hữu đột ngay từ giai đoạn đầu trận đấu, bạn có thể suy nghĩ đến việc tăng nhiều điểm vào bảng Công. Do đó, khả năng phòng thủ của bạn sẽ yếu đi. Hãy cẩn thận khi bạn mua đồ, đừng quá tham các trang bị tăng sức tấn công mà bỏ qua phòng thủ. Cách lên như thế này sẽ thích hợp với các trang bị như: Giáp Tâm Linh, Áo Choàng Lửa, Giáp Máu Warmog.
Cách tăng kĩ năng cho Garen
Kĩ năng bổ trợ: Tùy từng trường hợp mà bạn chọn lựa kĩ năng bổ trợ:
Flash: Giúp bạn áp sát đối phương, tạo sự bất ngờ hoặc chạy trốn những cái chết bất ngờ.
Ignite: Giúp bạn gây thêm sát thương với những kẻ địch hoặc làm cho những kẻ địch có các kĩ năng hồi máu nhanh như Volibear, Vladimir hoặc Dr.Mundo.
Heal: Hồi máu chẳng bao giờ là phép thừa.
Exhaust: Đối phò với những đối thủ có sát thương vật lí cao. Exhaust luôn là giải pháp tốt.
Ghost: Giúp bạn gia tăng tốc độ di chuyển trong 7 giây và khả năng đi xuyên các unit. Giúp truy đuổi và chạy trốn rất tốt.
Nguồn sưu tầm !
Mọi ý kiến đóng góp chia sẻ kinh nghiệm các bạn comment phía dưới nhé
Cách chơi Katarina trong liên minh huyền thoại
Cách chơi Katarina trong liên minh huyền thoại.Cách lên đồ cho Katarina . Tìm hiểu về các kỹ năng cách lên kỹ năng cho Katarina . Hướng dẫn cách chơi Katarina trong liên minh huyền thoại
Ác Kiếm Katarina sau một thời gian vắng bóng trong các trận đấu thường cũng như xếp hạng đã được nhà sản xuất Riot trang bị thêm những kĩ năng và hiệu ứng mới. Ngay trong loạt tướng xuay tua tuần đầu tiên của Liên Minh Huyền Thoại, Katarina đã xuất hiện để tất cả các game thủ đều được thử nghiệm những thay đổi thú vị trên cô nàng sát thủ này.
Bộ kĩ năng của Katarina
Tham Lam: Hạ gục tướng địch hoặc hỗ trợ sẽ giảm thời gian hồi của Bông Sen Tử Thần đi 10 giây, còn các kĩ năng khác sẽ được hồi chiêu ngay lập tức.
Đây là kĩ năng giúp cho Katarina có thể liên tục sử dụng các kĩ năng của mình hay thể hiện những pha Ám Sát vào phạm vi trụ đối phương rồi ngay lập tức bay ra trước sự ngỡ ngàng của kẻ địch. Ở sự thay đổi mới này, tuy không thể sử dụng chiêu cuối liên tục như trước, nhưng bù lại ba kĩ năng kia của Katarina lại có thể sử dụng ngay lập tức, một sự trao đổi cũng rất hợp lí.
Phi Dao: Katarina phóng phi dao nảy từ kẻ này sang kẻ khác, gây sát thương phép và khắc dấu ấn lên chúng. Phép kế tiếp hoặc đòn đánh thường tung ra trên các đơn vị đó sẽ kích hoạt dấu ấn và gây thêm sát thương phép.
Là một chiến binh đánh gần, Phi Dao sẽ là kĩ năng ăn lính - quấy rối chính của Katarina bởi sát thương mà kĩ năng này gây ra là cực nhiều. Bên cạnh đó, Phi Dao cũng khá có lợi trong các cuộc đẩy nhà bởi khả năng "nẩy" qua lại giữa các mục tiêu.
Thép Độc: Katarina điều khiển những chiếc phi dao bay quanh người, chúng sẽ gây sát thương phép lên tất cả kẻ địch trong vùng ảnh hưởng. Nếu có tướng địch trúng chiêu, Katarina nhận được một lượng tốc độ bùng nổ trong thoáng chốc.
Thép Độc là kĩ năng hoàn toàn mới của Katarina. Giờ đây sự kếp hợp giữa Phi Dao và Thép Độc hay Bông Sen Tử Thần với Thép Độc sẽ nguy hiểm hơn bội phần bởi khả năng gây sát thương ra xung quanh của mình.
Ám Sát: Katarina lập tức dịch chuyển đến vị trí của mục tiêu đồng thời được trạng thái giảm sát thương nhận vào trong vài giây. Kĩ năng sẽ gây sát thương nếu mục tiêu đó là kẻ địch.
Với thời gian xuất chiêu cực kì ngắn, Ám Sát là một kĩ năng hữu dụng trong các pha "cướp hàng". Tuy nhiên tác dụng của kĩ năng này không chỉ dừng lại ở đây, Katarina có thể sử dụng Ám Sát vào một con mắt hoặc đối tượng đồng minh để chạy trốn, truy đuổi, nhảy qua tường... tất cả trong một.
Bông Sen Tử Thần: Katarina tập trung cao độ, phóng dao cực nhanh vào tối đa 3 tướng địch cạnh bên. Những lưỡi dao gây sát thương phép và giảm khả năng hồi máu trên các nạn nhân trúng phải.
Bông Sen Tử Thần là một kĩ năng tối thượng của tối thượng, bá đạo của bá đạo, khủng khiếp của khủng khiếp... chỉ cần không bị đối phương làm gián đoạn thời gian thi triển Bông Sen Tử Thần, chắc chắn Katarina sẽ gây ra một lượng sát thương cực lớn.
Ngọc bổ trợ và bảng bổ trợ
Trong các trận đấu, Katarina thường được nhường đường giữa để có thể ăn lính và lên cấp một cách nhanh nhất. Ở vị trí này, chúng ta sẽ sử dụng bảng bổ trợ 21/9/0.
Bảng bổ trợ phù hợp khuyên dùng với Ác Kiếm Katarina.
Với bảng bổ trợ trên, Katarina được tối ưu hóa khả năng gây sát thương cũng như được tăng thêm một chút máu, giáp và kháng phép để chống lại sự quấy nhiễu của địch. Do không sử dụng năng lượng hay nội năng nên chúng ta không cần tăng thời gian hiệu lực của bùa xanh/đỏ.
Về ngọc bổ trợ, Katarina cũng sử dụng một bộ đá tương tự với các pháp sư khác ở đường giữa là:
- Đỏ: xuyên kháng phép.
- Vàng: giáp vật lí.
- Xanh: kháng phép.
- Tím: sức mạnh phép thuật.
Xuyên kháng phép từ ngọc Đỏ sẽ giúp những kĩ năng của Katarina gây nhiều sát thương hơn còn giáp vật lí và kháng phép từ ngọc Vàng/Xanh là hai chỉ số cần thiết cho bất kì tướng nào. Sức mạnh phép thuật từ ngọc Tím kết hợp với xuyên kháng phép sẽ giúp Katarina có lợi thế trong những cuộc chạm trán ở đầu game, khi mà sức mạnh phép thuật của các tướng là chưa cao.
Bảng hỗ trợ
Nhận xét: đây là bảng bổ trợ duy nhất Kata có thể sử dụng, vừa công vừa thủ, vừa gây ra lượng sát thương lớn vừa có phòng thủ ổn định giúp bạn dễ dàng đối đầu bất kỳ tướng đường giữa nào.
Lời khuyên: Tất nhiên mỗi người một lối chơi, bạn có thể tham khảo các bảng bổ trợ khác, tuy nhiên mình nghĩ đây là bảng bổ trợ tốt nhật hiện nay dành cho Katarina
Cách lên đồ cho tướng Katarina
Katarina cần những trang bị giúp cô có thể gây được lượng sát thương lớn nhất trong mỗi cuộc chạm trán cũng như phải bảo toàn tính mạng của mình vì tầm tấn công gần của mình. Đo đó, những trang bị phù hợp với cô nàng này sẽ là:
Giày pháp sư: tăng thêm khả năng đánh xuyên phép cho chủ nhân.
Trượng pha lê Rylai: do không có kĩ năng vô hiệu quá đối phương nên khả năng làm chậm từ chiếc trượng này sẽ giúp ích cho Katarina rất nhiều trong các cuộc đuổi bắt.
Kiếm súng Hextech: khả năng "bắn" và làm chậm đối phương từ kiếm súng có thể kết hợp khá tốt với Bông Sen Tử Thần.
Mũ phù thủy Rabadon: tăng đến 140 sức mạnh phép thuật và nội tại tăng theeo %, chiếc mũ này là trang bị bắt buộc phải có cho mỗi pháp sư.
Trượng hư vô: khi đối phương lên nhiều kháng phép thì trượng hư vô là một lựa chọn hợp lí, cũng có thể thay bằng Gậy đầu lâu.
Dây chuyền chữ thập: để đảm bảo không bị đối phương quấy rầy trong khi thi triển Bông Sen Tử Thần, các bạn có thể sử dụng chiếc dây chuyền này.
Di thư cổ: nếu không thích sử dụng kiếm súng thì có thể mua di thư này để tăng khả năng hút máu phép.
Sách chiêu hồn Mejai: bản năng của sát thủ là tàn sát, mà tàn sát càng nhiều kẻ địch thì sách Mejai càng có lợi.
Ngoài ra các bạn cũng có thể thử các trang bị khác trên Katarina, chỉ cần bản thân sử dụng hiệu quả là được.
Cách lên đồ
Mở đầu
Nếu cả hai đội cân bằng
Nếu đối phương có tướng chủ lực vật lý mạnh
Nếu đối phương có sát thương phép mạnh
Nếu bạn đang xanh hãy lên ngay ba trang bị sau
Nếu bạn cần bị thọt
Nếu bạn muốn troll
Hướng dẫn chơi cơ bản
Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng Katarina, chúng ta tăng kĩ năng theo thứ tự như sau:
- Phi Dao: tăng ở cấp 1, 3, 5, 8, 10.
- Thép Độc: tăng ở cấp 4, 7, 9, 12, 14.
- Ám Sát: tăng ở cấp 2, 13, 15, 17, 18
- Bông Sen Tử thần: tăng ở cấp 6, 11, 16.
Hoặc :
Theo một bài build tốt nhất của Mobafire - tuy nhiên chúng tôi khuyên là max Q ( Phi đao ) đầu tiên rồi đến Thép độc
Phi Dao được nâng tối đa trước tiên bởi đây là kĩ năng giao tranh/farm/quấy rối chính của Katarina với hai lần gây sát thương. Thép Độc được nâng tối đa thứ hai để tăng khả năng dọn dẹp lính cho Katarina bằng combo Phi Dao + Thép Độc. Ở cấp 2, chúng ta học một lần Ám Sát để thoát thân trong những tình huống nguy hiểm cũng như áp sát đối phương để sử dụng Thép Độc/Bông Sen Tử Thần, chiêu cuối lấy ngay khi có thể.
Liên tục dùng Phi Dao để ăn tướng và rỉa máu đối thủ.
Trong quá trình ở đường đi, các bạn có thể quấy rối đối phương bằng cách sử dụng Phi Dao thẳng vào mục tiêu hoặc vào những quái vật đang đứng gần mục tiêu, những cú nảy của dao sẽ có khả năng trúng vào đối phương mà vẫn giúp bạn giữ được một khoảng cách an toàn. Khi đã có Phi Dao, Thép Độc, Ám Sát và chắc chắn đối phương không thể hạ gục mình nhanh chóng, hãy sử dụng Phi Dao đầu tiên, sau đó Ám Sát và ngay lập tức tung ra Thép Độc rồi lùi về. Nếu sử dụng thuần thục sự phối hợp trên, các bạn có thể rút máu đối phương cực nhiều bởi các kĩ năng của Katarina hoàn toàn không tiêu tốn năng lượng khi sử dụng.
Trong các trận giao tranh, cách an toàn nhất là chờ khi đối phương đã sử dụng những kĩ năng vô hiệu hóa như làm choáng, đánh tung lên trời, đánh văng ra phía sau... rồi mới sử dụng combo Ám Sát + Bông Sen Tử Thần. Tuy nhiên khi đồng đội có khả năng bọc lót tốt hoặc bạn tự tin vào khả năng sống sót của mình thì hoàn toàn có thể lao vào giữa lòng địch và tung Bông Sen Tử Thần. Hãy lưu ý, mỗi khi hạ gục hoặc hỗ trợ tiêu diệt đối phương, các kĩ năng của Katarina lập tức sẵn sàng (ngoại trừ Bông Sen Tử Thần được giảm thời gian hồi chiêu), tận dụng ưu thế này để tung ra các kĩ năng của mình một cách liên tục.
Sử dụng chiêu cuối Bông Sen Tử Thần khi đối phương đã dùng hết kĩ năng vô hiệu hóa.
Ám Sát có thể sử dụng lên đồng minh hoặc mắt nên hãy tỉnh táo trong những pha truy đuổi hoặc chạy trốn, combo cắm mắt + Ám Sát sẽ có tác dụng tương tự như cắm mắt + Hộ Thể của Lee Sin.
Giai đoạn đầu game:
Giai đoạn đầu là lúc mà Katarina yếu nhất, hãy chơi thật cẩn thận và luôn tập trung vào việc farm, không nên quá hổ báo cũng không nên quá bị động, luôn cân bằng các đợt lính và cắm mắt hai bên bờ sông để chống gank. Tuy nhiên nếu có tưởng rừng đồng minh tới giúp, hãy giả vờ phạm sai lầm bằng cách để cho đối phương đánh trúng 1 2 đòn và dụ đối phương rươt theo bạn, tuy nhiên bạn cần kiểm soát tốt lượng máu
Khi giao tranh tổng
Nguyên tắc là có bụi thì nấp vào bụi, có tường thì đứng sau tường hoặc bất kỳ nơi nào khuất tầm nhìn đối phương và chỉ lao vào khi bạn chắc chắn sẽ giết được ít nhất là một kẻ địch, nếu team chết hãy cứ quay về đừng bao giờ nán lại bởi bạn không có kỹ năng vô hiệu hóa có thể cứu giúp đồng đội. Việc quan trọng bật nhất là phải giữ tấm thân sống sót. Trước khi để đồng minh yêu bạn thì bạn phải yêu bản thân mình.
Mặc dù bộ kĩ năng của Katarina có vẻ khá bá đạo nhưng cô nàng này lại hơi yếu trong giai đoạn đầu, đặc biệt là trước các đối thủ có khả năng quấy rối mạnh hoặc khả năng phục hồi tương đối. Do vậy, nên tập trung đì đọt, không cho sát thủ này ăn lính để có tiền mua những trang bị cơ bản. Như vậy, bạn sẽ làm chậm quá trình đi gank của cô ta.
Tướng khắc chế Katarina
Những đối thủ nặng kí của Katarina
Vladimir: ác quỷ Dracula này có khả năng đẩy nhà cực nhanh với Thủy Triều Máu còn Katarina thì không thể. Sử dụng Vladimir đẩy quái vật lên sát trụ đối phương là một cách đối phó không tồi.
Morgana: với lớp giáp của mình, Morgana không hề sợ những cú Phi Dao hay Ám Sát của Katarina còn nếu cô nàng này hổ báo sử dụng Bông Sen Tử Thần, một cú Trói Linh Hồn sẽ tiễn Katarina về nhà bằng đường hàng không.
Kassadin: với biệt danh "khắc tinh của mọi pháp sư", chắc chắn Kassadin không hề ngán khi phải đối đầu với Katarina ở đường giữa còn khi đã đạt cấp độ 6, tử thần này luôn giữ được khoảng cách an toàn với Ác Kiếm bằng kĩ năng cuối của mình.
Hi vọng với bài viết này, các bạn đã có cái nhìn tổng quát về cách sử dụng Katarina cũng như kinh nghiệm để đối phó nếu đối phương sử dụng chiến binh này.
Bài viết sưu tầm Internet ! Hãy để lại lời bình và tham gia thảo luận nhé.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)